Đầu tư ngoại hối, hay còn gọi là forex, là một lĩnh vực tài chính hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức. Đối với những người mới bắt đầu, việc hiểu rõ về thị trường này và những rủi ro tiềm ẩn là điều cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này lưu ý cần thiết để bạn có thể tiếp cận thị trường này một cách hiệu quả và an toàn.

1. Ngoại hối là gì?

Trước khi tìm hiểu gđầu tư noại hối là gì thì hãy bạn cần hiểu rõ về khái niệm của ngoại hối. Ngoại hối được kết hợp từ “ngoại tệ” và “trao đổi”, đây một loại phương tiện để trao đổi giữa các loại tiền tệ khác nhau, xuất phát từ nhu cầu thương mại, kinh doanh hoặc du lịch.

Theo báo cáo năm 2019 của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, khối lượng giao dịch ngoại hối mỗi ngày đã đạt tới 6,6 nghìn tỷ đô la. Trong giao dịch quốc tế, các công cụ định giá phổ biến bao gồm:

  • Tiền điện tử (tiền mã hóa): Như Bitcoin, Ethereum và các loại tiền mã hóa khác,..

  • Chứng chỉ ngoại tệ: Bao gồm cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ.

  • Công cụ thanh toán bằng ngoại tệ: Như séc, lệnh chuyển tiền, hối phiếu,…

Ngoại hối giúp trao đổi giữa các loại tiền tệ khác nhau
 

Ngoại hối giúp trao đổi giữa các loại tiền tệ khác nhau

2. Đầu tư ngoại hối là gì?

Đầu tư ngoại hối là hình thức đầu tư tài chính, trong đó nhà đầu tư tham gia mua bán các loại tiền tệ với mục tiêu sinh lời từ sự biến động của tỷ giá hối đoái.

Mặc dù đầu tư ngoại hối có thể mang lại cơ hội sinh lời hấp dẫn nhưng nó cũng đi kèm với mức độ rủi ro cao. Vì vậy, các nhà đầu tư cần hiểu rõ đầu tư ngoại hối là gì, nắm vững các nguyên tắc cơ bản của thị trường và hiểu rõ những rủi ro tiềm ẩn trước khi tham gia.

Khám phá khái niệm đầu tư ngoại hối là gì?
 

Khám phá khái niệm đầu tư ngoại hối là gì?

3. Những hình thức đầu tư trong thị trường ngoại hối

Để thành công trong lĩnh vực này, nhà đầu tư cần hiểu rõ các hình thức đầu tư ngoại hối là gì. Hiện nay trên thị trường đang có hai phương pháp phổ biến như sau:

Đầu tư ngắn hạn: Nhà đầu tư sẽ thực hiện mua hoặc bán ngoại tệ trong một khoảng thời gian ngắn, thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Phương pháp này chủ yếu dựa trên phân tích kỹ thuật để dự đoán biến động tỷ giá trong thời gian ngắn.

Đầu tư dài hạn: Nhà đầu tư thực hiện mua hoặc bán ngoại tệ trong khoảng thời gian dài hơn, thường từ vài tháng đến vài năm. Phương pháp này dựa trên phân tích cơ bản để đánh giá các yếu tố kinh tế, chính trị có khả năng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong dài hạn.

4. Những kiến thức cơ bản về đầu tư ngoại hối

Để tham gia vào thị trường tài chính đầy tiềm năng này, việc nắm vững những kiến thức cơ bản về đầu tư ngoại hối là điều cần thiết. Cùng AIA điểm qua 3 khái niệm quan trọng như sau:

4.1 Đối tượng giao dịch ở thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối bao gồm ba đối tượng chính như sau:

  • Chính phủ và Ngân hàng Trung ương: Bao gồm chính phủ các quốc gia lớn và các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).

  • Các ngân hàng lớn: Bao gồm như Deutsche Bank, Citibank, Goldman Sachs, những giao dịch này được thực hiện cho ngân hàng, doanh nghiệp, khách hàng lớn và các cá nhân có giá trị tài sản cao.

  • Các nhà môi giới ngoại hối: Tổ chức này sẽ cung cấp quyền truy cập vào thị trường toàn cầu thông qua các nền tảng giao dịch trực tuyến, phục vụ cho các nhà đầu tư cá nhân, những người muốn kiếm lời từ chênh lệch giá ngoại tệ hoặc có nhu cầu thanh toán và du lịch.

Trên thị trường có nhiều đối tượng giao dịch khác nhau
 

Trên thị trường có nhiều đối tượng giao dịch khác nhau

4.2 Hàng hóa giao dịch

Hàng hóa giao giao dịch trên thị trường ngoại hối chủ yếu là các loại tiền tệ, các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại ngân hàng hoặc các tài sản có thể chuyển đổi thành ngoại tệ. Bên cạnh đó, tiền sẽ được giao dịch thông qua các nhà môi giới hoặc giao dịch trực tiếp dưới dạng các cặp tiền tệ.

4.3 Cơ chế hoạt động của thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối hoạt động trên cơ sở giao dịch các cặp tiền tệ. Khi một nhà đầu mua vào một loại tiền tệ nào đó thì tức là họ cũng đang bán đi một loại tiền tệ nào đó.

Các cặp tiền tệ phổ biến bao gồm:

  • Cặp chính: Ghép đồng USD với một loại tiền tệ khác, những cặp này chiếm hơn 80% khối lượng giao dịch và có tính thanh khoản cao. Ví dụ như  USD – EUR, USD – JPY,…

  • Cặp chéo: Các cặp tiền không liên quan đến USD. Ví dụ như NZD – CAD, EUR – JPY…

  • Cặp kỳ lạ: Bao gồm một loại tiền tệ chính ghép với tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi, những cặp này thường có tính biến động cao và thanh khoản thấp. Ví dụ như như USD – HKD, JPY – MXN,…